Ngưng cung cấp nước tại khu vực Phường 1, quận Gò Vấp
Ngưng cung cấp nước khu vực Phường 2, quận Phú Nhuận
Ngưng cung cấp nước trên địa bàn nhằm bảo trì thiết bị tại Nhà máy nước Thủ Đức
Ngưng cung cấp nước khu vực Phường 3, quận Phú Nhuận
Ngưng cung cấp nước khu vực Phường 1, quận Gò Vấp
Thông báo thay đổi nhân sự - Quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm nhân sự
THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHÂN SỰ
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định
Lượt truy cập : 15.334.341 lượt
Lượt trong ngày : 740
Đang truy cập : 19
Côn Đảo – Vùng đất anh hùng
Nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch (19/5/1890 – 19/5/2010), đảng viên Đảng bộ Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định (gồm chi bộ 2 và 5) thực hiện đợt tham quan truyền thống hàng năm theo chủ đề “Về nguồn” để ghi nhớ về lịch sử oai hùng của những người đi trước. Lần này điểm đến của chúng tôi là vùng đất thiêng liêng “Côn Đảo”, quần đảo cách đất liền 110 dặm, mà ngày nay nhiều người đã gọi là bàn thờ của Tổ quốc. Trong suốt 113 năm, Côn Đảo đã bị thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ chiếm giữ và dùng làm nơi giam cầm đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ. Là nơi lưu đầy những con người yêu nước, đấu tranh cho cuộc chiến vì đất nước Việt Nam độc lập. Côn đảo là một sự pha trộn giữa quá khứ oai hùng, về những chứng tích sự man rợ của nhiều đời chúa đảo, với cảnh vật nên thơ hòa bình hiện tại.
Đoàn bắt đầu cuộc “hành trình” quay lại với lịch sử cách đây mấy chục năm. Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến là Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Những bức ảnh, hiện vật ở đây tái hiện lại một phần sự áp bức, tra tấn dã man mà các chiến sĩ cộng sản phải chịu đựng trong thời gian bị giam cầm. Đây cũng là nơi chiến sỹ yêu nước Phan Chu Trinh sáng tác bài thơ Đập Đá Côn Lôn (được đưa vào văn học Việt Nam).
Hai bức ảnh khắc đậm trong tâm trí mọi người. Một là, hình ảnh một người tù nhỏ bé, gầy guộc vác tảng đá ngã xuống dưới làn roi của một tên lính Pháp và hai là, cảnh chụp từ trên cao của “chuồng cọp Pháp”, bên dưới là một nữ chiến sĩ cách mạng còn rất trẻ, đang giơ tay hô vang, thể hiện lòng quyết tâm và dũng cảm phản kháng với hình phạt của bọn cai ngục. Côn Đảo đã mang đến cho các đảng viên một ấn tượng không thể quên về nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng tại các Trại Phú Hải (do Thực Dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19), Trại Phú Bình (xây dựng năm 1971) còn được gọi là chuồng cọp kiểu Mỹ); trong đó, có những tên tuổi mãi gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam, như Bác Tôn Đức Thắng, Võ Sỹ (Lê văn Sỹ), Phạm Hùng… Những phòng giam tập thể với cùm sắt, dây kẽm gai đến những xà lim đá ngột ngạt hay “hầm xay lúa”, “hầm phân bò” cho những tử tù… Tất cả đều hằn lên những tang thương mà Đế quốc thực dân đã gây ra, khiến chúng tôi phải tự hỏi, điều gì đã làm cho các cô chú bác thời bấy giờ chịu đựng và vượt qua được cực hình. Phải chăng đó là lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm và ngon lửa cách mạng – ngọn lửa tự do cháy trong mỗi con người… Côn Đảo ở đây không chỉ là ngục tù, không chỉ là đau thương, đầy đọa mà còn là bài ca của lòng yêu đời, của nghị lực quyết sống tìm về đội ngũ để chiến đấu. Trước cổng trại, chúng tôi dừng chân thật lâu để ngắm nhìn những ngôi nhà mái ngói, những bức tường đá, những cánh cổng sắt nặng nề đã trơ với thời gian mà cảm thấy thật tự hào trước khí phách của các chiến sĩ cộng sản tiền bối.
Đến với Nghĩa trang Hàng Dương, nơi yên nghỉ của hơn hai vạn tù nhân đã nằm xuống vì sự tồn vong của Tổ quốc. Rất nhiều ngôi mộ có tên và không tên vẫn luôn được cư dân địa phương và các đoàn du lịch viếng thăm. Đoàn chúng tôi, không ai bảo ai, mọi người tỏa ra thắp hương sưởi ấm hương hồn các Anh hùng liệt sĩ với lòng tưởng nhớ đến các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh cống hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc. Nơi chúng tôi dừng chân rất lâu là mộ chị Võ Thị Sáu - nữ anh hùng hy sinh khi tuổi đời còn mười tám đôi mươi. Chúng tôi đã nghe nhiều lần về sự hy sinh của chị nhưng chưa bao giờ có cảm nhận đặc biệt như lần này,khi đứng trước phần mộ của Chị. Hình ảnh về nhà tù, về sự dã man của kẻ địch mà chúng tôi vừa được chứng kiến lại ùa về ngay tại hàng Dương, làm tôn thêm khí phách anh hùng của Chị trước lúc hy sinh. Phiến đá trắng tròn tạc hình ảnh Chị trẻ trung như vành trăng rằm, thật cảm phục người nữ chiến sĩ đã sống và hy sinh cho lý tưởng, cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chúng tôi thành kính dâng lên những nén hương tưởng niệm lên mộ chị Võ Thị Sáu,
Người con gái trẻ măngGiặc đem ra bãi bắnĐi giữa hai hàng línhVẫn ung dung mỉm cườiNgắt một đóa hoa tươiChị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuấtNgay trong phút hy sinhBây giờ dưới gốc dươnGChị nằm nghe biển hát
Chúng tôi lại đến với những địa danh lịch sử khác như cầu tàu 914, ghi nhận số người tù đã hy sinh khi vác đá xây dựng cầu tàu này thời thực dân Pháp; cầu Ma Thiên Lãnh, với 356 tù nhân khổ sai đã chết ngay dưới chân mố cầu vào năm 1930. Ở mỗi địa điểm đến thăm, chúng tôi có dịp được chứng kiến và hiểu rõ hơn ý nghĩa, giá trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và càng thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong cuộc sống ngày hôm nay. Hai ngày về nguồn nhanh chóng trôi qua. Chúng tôi lưu luyến tạm biệt Côn Đảo, tạm biệt nơi gìn giữ hình ảnh các anh hùng liệt sỹ, những di tích lịch sử và cả những tán lá bàng biển rợp bóng mát mà tấm lòng của chúng tôi còn lưu lại mãi. Đó là việc tôn vinh truyền thống yêu nước và sự hy sinh thân mình của các bậc tiền bối yêu nước; chúng tôi phài thấu hiểu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” để có nghĩa vụ vun đắp đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn tươi đẹp hơn.
Hình ảnh minh họa:
Bài thơ Đập đá Côn Lôn
Nghĩa trang Hàng Dương.
Bảo tàng di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo
Việt Anh